3 thông số mà các tài xế cần nắm được trên mỗi loại can nhớt ôtô

Với mỗi dòng xe, các nhà sản xuất thường đưa ra khuyến cáo, hướng dẫn cho người sử dụng chọn lựa loại dầu nhớt phù hợp để thay thế. Các thông số này luôn được các hãng dầu ghi rõ trên nhãn sản phẩm, cụ thể là 3 thông số quan trọng bao gồm: cấp độ nhớt, cấp chất lượng và chủng loại nhớt.

1. Cấp độ nhớt

Cấp độ nhớt là thông số có kích thước lớn nhất trên thân mỗi can nhớt, hiển thị bằng chữ và số như: SAE 0W-40, 5W-30, 10W-30, 20W-50,... Trong đó SAE (Society of Automotive Engineer - Hiệp hội kỹ sư Hoa Kỳ) là tiêu chuẩn phân cấp độ nhớt của dầu nhớt. Chữ số đứng trước W (Winter – mùa đông) thể hiện nhiệt độ mà dầu có thể giúp động cơ khởi động tốt, nhiệt độ này được xác định bằng cách lấy con số đó trừ đi 35.

Con số phía sau dấu gạch ngang thể hiện độ nhớt của dầu, số càng lớn đồng nghĩa độ nhớt càng cao hay càng đặc. Độ nhớt của dầu động cơ đốt trong có đặc tính thay đổi theo nhiệt độ, đặc hơn khi ở nhiệt độ môi trường và loãng hơn khi ở nhiệt độ cao. Cấp độ nhớt này được xác định ở 100 độ C, mức nhiệt độ trung bình của dầu nhớt bên trong động cơ khi hoạt động. Hiểu đơn giản là số càng lớn thì độ đặc của nhớt càng cao, số càng nhỏ thì độ nhớt càng loãng.

2. Cấp chất lượng

Cấp chất lượng được hiển thị bằng chữ API (American Petroleum Institute - Viện Dầu khí Hoa Kỳ) là tiêu chuẩn phân cấp chất lượng của dầu nhớt. Theo tiêu chuẩ API phân ra làm 2 loại cho động cơ xăng và động cơ diesel và được thể hiện trên mỗi can nhớt, ví dụ như: API SA, SB, SC... cho động cơ xăng và API CA, CB, CC... cho động cơ diesel. Trong đó, chữ cái cuối cùng để phân biệt các cấp, xếp theo bảng chữ cái, càng về cuối bảng chữ cái thì phẩm cấp càng cao. Ví dụ, SA sẽ có cấp chất lượng thấp hơn SB, SB có chất lượng thấp hơn SC hoặc CA có chất lượng thấp hơn CB... Và sau khoảng 4-5 năm, tổ chức này sẽ đưa ra một cấp API mới, theo sự phát triển của thiết kế động cơ dành cho ôtô.

3. Chủng loại nhớt

Chủng loại nhớt phổ biến hiện nay gồm ba loại, tiến dần theo chất lượng: dầu gốc khoáng (Mineral), dầu công nghệ tổng hợp (Synthetic Technology) hay thường gọi là bán tổng hợp (Semi Synthetic) và dầu tổng hợp toàn phần (Fully Synthetic).

Dầu gốc khoáng là loại phổ biến nhất nhờ giá rẻ và đáp ứng yêu cầu bôi trơn thông thường, được sản xuất từ dầu thô và trải qua các giai đoạn chưng cất để tạo ra thành sản phẩm. Điểm yếu của loại này là thường chứa khá nhiều tạp chất, các phần tử bôi trơn không đồng đều, phù hợp với các loại động cơ công suất nhỏ, thương hiệu bình dân.

Cao cấp nhất là loại dầu tổng hợp toàn phần, được chưng cất theo các quy trình phản ứng hóa học tại các phòng thí nghiệm. Loại dầu này có ưu điểm bôi trơn tốt nhưng giá thành cao, gấp khoảng 5 lần so với loại dầu gốc khoáng, phù hợp với các loại động cơ cao cấp, hiệu suất cao. Kế đến là dầu công nghệ tổng hợp, kết hợp đặc tính của dầu gốc khoáng và tổng hợp toàn phần. Loai này có chất lượng cao hơn gốc khoáng nhưng thấp hơn tổng hợp toàn phần.

Hiện nay, Kicker đang phân phối cả 3 chủng loại dầu nhớt trên tại Việt Nam. Ở chủng loại cao cấp nhất, hãng này ứng dụng các công nghệ hàng đầu, giúp tối ưu bôi trơn, bảo vệ, chống mài mòn cho động cơ.

Image

Tuyên bố của chúng tôi về chất lượng được khẳng định bằng việc cấp phép của chúng tôi thông qua các tiêu chuẩn quốc tế.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Căn hộ KĐ 5-133 KĐT Vinhomes Ocean Park 2- The Emprie, Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên

02466.508.676

KD 1: Mr Trọng 0904.446.908

KD 2: Mr Bắc   0974.274.999

Fanpage: Kicker Việt Nam

8.00 AM- 5.00 PM

© 2015 Your Company. All Rights Reserved. Designed By JoomShaper

Register Form

Hủy

Sign in to your account

Register Form

Hủy

Sign in to your account